1. Hệ thống báo cháy là gì?

Hệ thống báo cháy (fire alarm system)  hệ thống cảnh báo cho chúng ta khi có nguy cơ cháy hoặc sự cố cháy xãy ra. Hệ thống báo cháy được chi thành 2 loại cơ bản: Hệ thống báo cháy khu vực (Thường) và Hệ thống báo cháy địa chỉ

  • Cơ chế bảo vệ: phát hiện các đám cháy, đám khói, sự gia tăng nhiệt độ đột ngột, sự rò rỉ khí độc, khí gas, khí carbon,….
  • Cơ chế cảnh báo: còi hú, đèn chớp, cuộc gọi khẩn cấp, loa báo,…

2. Cấu tạo hệ thống báo cháy tự động

Một hệ thống báo cháy tự động bao gồm 03 thành phần chính là: trung tâm báo cháy, thiết bị đầu vàothiết bị đầu ra.

Cấu tạo hệ thống báo cháy

  • Thiết bị đầu vào – Initiating devices: là các thiết bị có chức năng nhận biết và phát tín hiệu về trung tâm báo cháy. Bao gồm: Đầu báo khói, đầu báo nhiệt, đầu báo lửa, đầu báo gas, nút nhấn khẩn,…
  • Trung tâm báo cháy: là thiết bị được thiết kế dạng tủ, có chức năng tiếp nhận thông tin từ thiết bị đầu vào, phân tích và xử lý tín hiệu sau đó phát tín hiệu đến thiết bị đầu ra.
  • Thiết bị đầu ra: là các thiết bị phát tín hiệu âm thanh, ánh sáng để chúng ta nhận biết có sự cố xãy ra. Bao gồm: đèn báo cháy, chuông báo cháy, còi báo cháy, loa báo cháy,…

4. Nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy

  • Hệ thống báo cháy khu vực (Zone) – Conventional fire alarm system
    – Zone là nhiều thiết bị đầu vào nằm trên một đường dây tín hiệu, khi xảy ra hỏa hoạn hệ thống đó sẽ cho chúng ta biết được khu vực nào xảy ra cháy thông qua thiết bị đầu ra, nhưng không thể biết được xảy ra ở vị trí cụ thể nào.
    – Khi một trong những thiết bị đầu vào bị kích hoạt, ngay lập tứ sẽ chuyển tính hiệu về trung tâm báo cháy. Sau khi nhận tín hiệu trung tâm báo cháy sẽ phân tích và phát tính hiệu đến thiết bị đầu ra bằng đèn, còi, loa,…. Đồng thời trên bản hiển thị tại trung tâm báo cháy sẽ báo động khu vực nào đang có sự cố (zone 1, 2, 3, ….)
    – Luư ý: bình thường sẽ có một dòng điện đi qua thiết bị trên đường mạch tín hiệu đến cuối đường dây và trở về trung tâm báo cháy. Nếu đường dây đó bị đứt sẽ làm suy giảm dòng điện và trung tâm sẽ phát tín hiệu báo về sự cố của mạch đó. Vì thế, để chức năng giám sát của trung tâm điều khiển hệ thống báo cháy thông thường có hiệu quả thì không nối rẽ nhánh các thiết bị báo cháy trên đường truyền tín hiệu. Trung tâm điều khiển hệ thống báo cháy có một hoặc nhiều mạch đầu ra. Các thiết bị đầu ra bằng âm thanh hay ánh sáng cần được lắp song song trên mạch đầu ra, và có thể được lập trình để báo động theo một hoặc nhiều mạch tín hiệu để báo động.
  • Hệ thống báo cháy địa chỉ – Addressable fire alarm systemhệ thống báo cháy địa chỉ– Hệ thống báo cháy địa chỉ là hệ thống báo cháy cho ta biết chính xác vị trí xãy ra sự cố căn cứ theo quy ước mà ta lập trình sẵn trên thiết bị.
    – Khi nhận phát hiện sự cố thiết bị đầu vào sẽ truyền tính hiệu đến trung tâm báo cháy. Sau khi nhận tín hiệu, trung tâm báo cháy sẽ phân tích và xử lý, phát tín hiệu đến thiết bị đầu ra thông báo cho ta biết có sự cố. Trên bản hiển thị của trung tâm bao cháy sẽ hiển thị vị trí xãy ra sự cố dựa trên quy ước mà ta đã lập trình trước đó.

5. Uư điểm và nhược điểm

  • Hệ thống báo cháy khu vực (Zone) – Conventional fire alarm system
    – Ưu điểm: Chi phí thấp, lắp đặt đơn giản, thích hợp sử dụng cho các khu vực rộng cần nhiều đầu báo.
    – Nhược điểm: tốn dây dẫn, không thể cho biết chính xác vị trí xãy ra sự cố.
  • Hệ thống báo cháy địa chỉ
    – Ưu điểm: Cho biết chính xác vị trí xải ra sự cố, ít tốn dây dẫn. Thích hợp lắp đặt cho các không gian nhỏ hẹp.
    – Nhược điểm: Giá thành cao.
Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.
.
.
.
.

0902 726 787